Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2021

14 vấn đề cốt lõi, cần đạt được trong Phương Pháp Thiết Kế Quy Trình Công Nghệ Chế tạo máy

Chào các bạn, để giúp cho các bạn sinh viên nghiên cứu một cách thuận lợi các nội dung học phần Công Nghệ Chế Tạo Máy 2 trong chương trình học tập ngành Chế tạo máy được tốt, Blog Yêu cơ khí chia sẻ 14 vấn đề cốt lõi, cần đạt được khi học Chương 1. Phương Pháp Thiết Kế Quy Trình Công Nghệ.  Bạn cũng có thể để lại yêu cầu để tải file tài liệu này về máy tính của mình.
Đây là hướng dẫn tự học môn: Công nghệ chế tạo máy 2 thông qua các nội dung cơ bản cần đạt được.

 14 vấn đề cốt lõi, cần đạt được khi học Chương 1. Phương Pháp Thiết Kế Quy Trình Công Nghệ

Cong nghe che tao may

Quy trình công nghệ thực tế được giới thiệu bởi www.cokhimha.com


Nội dung chính: (14 vấn đề cơ bản - quan trọng nhất!)
1. Mục đích của thiết kế quy trình công nghệ trong chế tạo máy là gì?
2. Muốn thiết kế quy trình công nghệ phải có các tài liệu ban đầu nào?
3. Trình tự thiết kế quy trình công nghệ.
4. Lập quy trình công nghệ phải xác định được kích thước và chọn loại phôi thích hợp.
5. Lập quy trình công nghệ phải xác định được kích thước và chọn loại phôi thích hợp. Chọn loại phôi phải căn cứ vào các yếu tố nào?
6. Muốn chọn phôi hợp lý phải nắm vững các yêu cầu nào?
7. Thiết kế quy trình công nghệ các nguyên công theo thứ tự nào?
8. Khi thiết kế quy trình công nghệ, máy công cụ được chọn theo nguyên tắc nào?
9. Khi thiết kế quy trình công nghệ, xác định chuẩn công nghệ, phương án gá đặt và trang bị công nghệ như thế nào?
10. Khi thiết kế quy trình công nghệ gia công, việc xác định các thông số công nghệ có ảnh hưởng như thế nào?
11. Khi thiết kế quy trình công nghệ, cần xác định các thông số công nghệ  cơ bản nào?
12. Khi thiết kế quy trình công nghệ, xác định thông số công nghệ được thực hiện theo thứ tự như thế nào?
13. Khi thiết kế quy trình công nghệ, xác định mức thời gian gia công từng chiếc được xác định theo công thức nào?
14. Khi thiết kế quy trình công nghệ, người ta dựa vào chi phí sản xuất ứng với từng phương án công nghệ để xác định phương án tối ưu như thế nào?
Chi tiết ngay ở đây, hi vọng bài viết này hữu ích cho các bạn, mời bạn tham khảo nhé.

Công nghệ chế tạo máy 2 - PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

1. Mục đích của thiết kế quy trình công nghệ trong chế tạo máy là:

- Hướng dẫn công nghệ.
- Lập chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật.
- Kế hoạch sản xuất.
- Điều hành sản xuất.

2. Muốn thiết kế quy trình công nghệ phải có các tài liệu ban đầu sau:

- Bản vẽ chế tạo của chi tiết với đầy đủ mặt cắt, hình chiếu (ghi đầy đủ kích thước, dung sai và các điều kiện kỹ thuật khác, ghi rõ những chỗ cần gia công đặc biệt, vật liệu, phương pháp nhiệt luyện, độ cứng yêu cầu).
- Sản lượng chi tiết kể cả thành phần dự trữ cùng những điều kiện hạn chế khác của sản phẩm.
- Hình vẽ bộ phận của sản phẩm, trong đó có chi tiết gia công.
- Những tài liệu về thiết bị, máy công cụ, dụng cụ, đồ gá.
- Các sổ tay công nghệ chế tạo máy.

3. Trình tự thiết kế quy trình công nghệ

- Nghiên cứu bản vẽ chi tiết, kiểm tra tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết gia công.
- Phân loại chi tiết.
- Xác định dạng sản xuất.
- Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi.
- Xác định chuẩn và chọn cách định vị.
- Lập thứ tự các nguyên công.
- Chọn máy cho mỗi nguyên công.
- Tính hoặc tra bảng lượng dư cho các nguyên công, các bề mặt. Xác định kích thước cần thiết của phôi.
- Chọn dụng cụ cắt, dụng cụ đo tiêu chuẩn. Thiết kế dụng cụ đặc biệt.
- Chọn đồ gá tiêu chuẩn. Thiết kế đồ gá chuyên dùng.
- Xác định chế độ cắt.
- Định bậc thợ công nhân.
- Lập các phiếu công nghệ.
Nội dung các bước trên đều cần thiết không thể thiếu, tuy vậy mức độ thì khác nhau tùy theo dạng sản xuất và điều kiện cụ thể.

4. Lập quy trình công nghệ phải xác định được kích thước và chọn loại phôi thích hợp. 

Kích thước của phôi được xác định theo lượng dư gia công. 

5. Lập quy trình công nghệ phải xác định được kích thước và chọn loại phôi thích hợp. Chọn loại phôi phải căn cứ vào các yếu tố sau:

+ Vật liệu và cơ tính của vật liệu chi tiết gia công.
+ Kích thước, hình dáng và kết cấu của chi tiết.
+ Sản lượng hàng năm hoặc dạng sản xuất.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.

6. Muốn chọn phôi hợp lý phải nắm vững các yêu cầu:

- Thiết kế;
- Đặc tính các loại vật liệu, các loại phôi;
- Công dụng của từng loại phôi;
- Hệ số sử dụng vật liệu (chi phí gia công).

7. Thiết kế quy trình công nghệ các nguyên công theo thứ tự:

Bước 1. Chọn máy
Bước 2. Xác định chuẩn công nghệ, phương án gá đặt và trang bị công nghệ
Bước 3. Xác định các thông số công nghệ
Bước 4. Định mức thời gian gia công
Bước 5. So sánh các phương pháp công nghệ
thiết kế quy trình công nghệ

Thiết kế quy trình công nghệ

8. Khi thiết kế quy trình công nghệ, máy công cụ được chọn theo nguyên tắc sau:

+ Kiểu máy được chọn phải đảm bảo thực hiện được phương pháp gia công đã chọn.
+ Kích thước, phạm vi của máy phù hợp với chi tiết gia công.
+ Máy được chọn phải có độ chính xác phù hợp với yêu cầu gia công.
+ Công suất và thông số công nghệ của máy phải đảm bảo chất lượng và năng suất gia công.
+ Chọn máy phù hợp với dạng sản xuất.

9. Khi thiết kế quy trình công nghệ, xác định chuẩn công nghệ, phương án gá đặt và trang bị công nghệ như thế nào?

Tùy theo dạng sản xuất để chọn trang thiết bị tiêu chuẩn, vạn năng hay chuyên dùng. Ví dụ, ở dạng sản xuất đơn chiếc, nên sử dụng máy vạn năng và đồ gá vạn năng như mâm kẹp, êtô, ụ chia độ; ở dạng sản xuất loạt vừa, nên chọn máy công cụ vạn năng và thiết kế đồ gá chuyên dùng; ở dạng sản xuất loạt lớn, hàng khối, nên chọn thiết kế máy chuyên dùng và đồ gá chuyên dùng.

10. Khi thiết kế quy trình công nghệ gia công, việc xác định các thông số công nghệ có ảnh hưởng như thế nào?

Các thông số công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng gia công và hiệu quả kinh tế của quá trình công nghệ. Giá trị của thông số công nghệ phải được xác định hợp lý theo yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo chất lượng gia công.

11. Khi thiết kế quy trình công nghệ, cần xác định các thông số công nghệ  cơ bản nào?

Thông số công nghệ cơ bản bao gồm: vận tốc cắt, số vòng quay trục chính, lượng tiến dao, chiều sâu cắt, số lần cắt.
Giá trị thông số công nghệ phụ thuộc vào phương pháp gia công, loại máy công cụ, dụng cụ, tính chất vật liệu gia công, trạng thái phôi…
Thông số công nghệ được xác định theo các sổ tay công nghệ bằng cách tính hoặc tra bảng rồi đối chiếu với phạm vi giá trị thực hiện có trên máy, kết hợp với việc kiểm tra công suất máy. Nếu các thông số công nghệ không phù hợp hoặc máy không đáp ứng công suất thì chọn lại máy khác.

12. Khi thiết kế quy trình công nghệ, xác định thông số công nghệ được thực hiện theo thứ tự sau:

+ Xác định chiều sâu cắt t.
+ Xác định bước tiến dao St
+ Xác định vận tốc cắt vt.
+ Tính số vòng quay trục chính nt đơn vị là rpm.
+ Đối chiếu số vòng quay nt, bước tiến dao St với giá trị có thực trên máy, lấy giá trị gần nhất kí hiệu Sm, đơn vị là mm.
+ Tính công suất cắt Nc (W).
+ Kiểm tra công suất Nm > Nc.

13. Khi thiết kế quy trình công nghệ, xác định mức thời gian gia công từng chiếc được xác định theo công thức sau:

Ttc = to + tp + tpv + ttn
* Thời gian cơ bản (to) khi gia công cơ là thời gian trực tiếp cắt gọt vật liệu, hay còn gọi là thời gian máy. Thời gian cơ bản tuỳ từng phương pháp gia công có công thức tính cụ thể. Ví dụ, khi tiện, thời gian cơ bản được tính theo công thức sau: to = i . Trong đó: i - số lần chạy dao;   L - chiều dài gia công (mm);   N - số vòng quay trục chính (v/ph);   S - bước tiến dao (mm/v).
* Thời gian phụ (tp) là thời gian gá đặt, tháo kẹp, bật máy … Giá trị thời gian phụ được tra trong các sổ tay định mức thời gian.
* Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức (tpv) là thời gian lau chùi máy, dọn phoi, chuyển phôi…  Tpv = (to + tp) ; Trong đó: a - hệ số thời gian tra trong sổ tay định mức.
* Thời gian nghỉ ngơi tự nhiên (ttn) là thời gian dành cho nhu cầu tự nhiên như vệ sinh cá nhân: ttn = (to + tp) . Trong đó: b - hệ số tra trong các sổ tay định mức.

14. Khi thiết kế quy trình công nghệ, người ta dựa vào chi phí sản xuất ứng với từng phương án công nghệ để xác định phương án tối ưu.

So sánh các phương pháp công nghệ là phân tích đánh giá chúng về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật để chọn phương pháp tối ưu theo điều kiện sản xuất cụ thể.

Chi phí sản xuất ứng với từng phương án công nghệ được xác định như sau: 

C = Cv + CL(a+b) + CM + CD + CG (đồng/năm)
Trong đó: Cv – chi phí vật liệu; CL – chi phí về lương cho công nhân sản xuất; a - hệ số tiền thưởng, phụ cấp; b - hệ số chi phí quản lý, điều hành; CM – chi phí máy; CD – chi phí về dụng cụ; CG – chi phí về đồ gá.
Giá thành gia công G là đại lượng quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án công nghệ.  đơn vị của G là đồng/chiếc.
Trong đó: N - sản lượng hàng năm.
Phương án tối ưu sẽ là phương án có giá thành gia công thấp nhất (Gmin).

Lời kết

Như vậy, Blog Yêu Cơ khí – Kênh chia sẻ kiến thức về Công nghệ chế tạo máy đã hướng dẫn bạn học tốt Học phần Công nghệ Chế tạo máy thông qua “14 vấn đề cốt lõi, cần đạt được khi học Chương 1. Phương Pháp Thiết Kế Quy Trình Công Nghệ”.  Bạn cũng có thể để lại yêu cầu trong phần Nhận xét cuối bài viết, chúng tôi sẽ gửi link tải để tải file tài liệu Công nghệ chế tạo máy full này về máy tính của mình nha.
Bạn có trao đổi gì về nội dung 14 vấn đề cốt lõi, cần đạt được khi học Chương 1. Phương Pháp Thiết Kế Quy Trình Công Nghệ này không? Hãy để lại Comment trong phần Nhận xét cuối bài đăng nhé. Bài viết này thuộc chủ đề "Phương Pháp Thiết Kế Quy Trình Công Nghệ trong Công nghệ Chế tạo máy"  công bố trên Blog Yêu Cơ Khí #YCK2020 - Kênh chia sẻ kiến thức về Công nghệ Chế tạo máyChúc bạn thành công.
Các vấn đề liên quan
  • Học phần Công nghệ chế tạo máy
  •  :

     

     Bạn muốn tìm kiếm gì không?

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Nội dung bài viết này có hữu ích với bạn không? #YCK2020 - Dự án Hỗ trợ Cộng đồng Cơ khí Trẻ

    Top All

    Nguồn video của Blog Yêu Cơ khí YCK2020

    Về chúng tôi

    Về chúng tôi
    Blog Yêu Cơ khí